Mua Xe Trả Góp Trả Chậm Có Bị Phạt Không?
Mua Xe Trả Góp Trả Chậm Có Bị Phạt Không?
3 Tháng Tám, 2022
0 Bình Luận

Mua Xe Trả Góp Trả Chậm Có Bị Phạt Không?

Những ai có nhu cầu mua xe nhưng thu nhập không đủ để thanh toán thẳng một lần hay chọn cách mua xe trả góp.

Thế nhưng vài bạn thắc mắc nếu không may trả nợ chậm cho ngân hàng thì có bị sao không?

Sau đây mình sẽ trả lời câu hỏi trên của các bạn và giới thiệu thêm vài điều luật pháp Việt Nam quy định về mua xe trả góp nhé!

1. Mua xe trả góp trả chậm là gì?

Mua xe trả góp trả chậm là hình thức mua xe tại cửa hàng bán xe được thanh toán thành nhiều đợt thay vì phải trả hết toàn bộ số tiền mua xe một lần.

Khách hàng mua xe trả góp trả chậm do không đủ khả năng tài chính sẽ phải liên hệ với ngân hàng để tìm cách xử lý.

Theo khoản 1 Điều 453 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:

” Các bên thỏa thuận về việc mua bán trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời gian sau khi nhận tài sản mua.

Bên bán bảo lưu quyền sở hữu với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

2. Mua xe trả góp trả chậm có bị phạt không?

Khi đứng trước chính sách ưu đãi mua ô tô điện, xe máy điện, xe đạp điện,… đa số khách hàng sẽ rất hứng thú mà quên đi bài toán cân đối tài chính dẫn đến việc trả góp chậm hàng tháng.

Nhiều bạn mua xe trả góp nhưng đến khi thanh toán đợt 2 trở đi lại không còn khả năng thanh toán đúng hạn nữa lo ngại việc mình sẽ bị phạt hoặc có thể ở tù. Liệu điều đó có đúng không?

Khi khách hàng ký kết hợp đồng với ngân hàng đã có thông tin xác thực rồi nên hành vi trả chậm của khách hàng không được xem là lừa dối.

Tại thời điểm giao kết hợp đồng, khách hàng cung cấp thông tin, giấy tờ đúng cho ngân hàng thì theo pháp luật, khách hàng dù thanh toán chậm cũng không có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản.

Pháp luật Việt Nam quy định rằng người cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng đã bị xử phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt từ 6 tháng đến 3 năm.

Vì khách hàng đã chứng minh đầy đủ với ngân hàng ngay từ đầu nên sẽ không vi phạm pháp luật, chỉ bị phạt thêm phí của ngân hàng và nhắc nhở thôi nha các bạn!

3. Mua xe trả góp trả chậm thuộc loại quan hệ dân sự nào?

Bản chất của việc mua xe trả góp là dùng giấy tờ xe thuộc quyền sở hữu của chủ xe mang đi thế chấp chân hàng để trả góp hàng tháng.

Một số ngân hàng có liên kết với đại lý bán xe sẽ liên hệ hỗ trợ khách hàng vay vốn để tiến hành mua xe trả góp. Khái niệm trên được hiểu là “thế chấp tài sản”.

Pháp luật Việt Nam quy định nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:

Người mua xe phải giao đầy đủ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

Trong quá trình trả góp, người sử dụng xe phải bảo quản tài sản thế chấp cẩn thận.

Nếu tài sản thế chấp bị hư hỏng sau một khoảng thời gian hợp lý, người sử dụng xe phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương.

4. Mua xe trả góp nhưng không trả được thì sao?

Điều 440 bộ luật Dân sự quy định rằng: khi mua xe trả góp, khách hàng và cửa hàng bán xe, ngân hàng đã ký hợp đồng mua xe trả góp; khách hàng thanh toán tiền theo thời hạn và mức tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Bên thế chấp, tức người mua xe có quyền khai thác công cụng, hưởng hoa lợi từ tài sản thế chấp như ô tô, xe máy, xe đạp điện, nhà đất,… theo thỏa thuận, đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

Nếu người mua xe trả góp không trả được các khoản định kỳ trên thì ngân hàng, cửa hàng bán xe có thể khởi kiện khách hàng ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự.

Vậy nên, khách hàng nên cố gắng xoay sở mượn tiền gia đình, bạn bè,…. để trả nợ gốc, lãi suất định kỳ đúng hạn cho ngân hàng nha!

5. Trách nhiệm trả nợ quá hạn khi mua xe trả góp

Hợp đồng mua bán xe trả góp được ký kết giữa khách hàng và bên bán là hợp đồng vay tài sản. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả số tiền đã thỏa thuận ban đầu theo đúng thời hạn đã cam kết và chi trả khoản lãi ghi cụ thể trong hợp đồng.

Bên vay tài sản phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả đủ số lượng, chất lượng trừ trường hợp khác có thỏa thuận.

Địa điểm trả nợ có thể là nơi cư trú, thanh toán online theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận khác.

Nếu vay có lãi, bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận ban đầu đúng hạn; trả chậm thì phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 điều 468 bộ luật Dân sự.

Nếu lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất ghi trên hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp khác.

Khách hàng không còn khả năng trả nợ hoặc trả chậm so với định kỳ phải chuẩn bị khoản tiền lãi suất thêm nên cũng khá tốn kém đấy các bạn!

Vì vậy, khi mua xe trả góp trả chậm có thể gây ra nhiều phiền toái, mất thời gian, công sức của cả khách hàng, đại lý bán xe và ngân hàng nên các bạn cố gắng tính toán hợp lý và chọn gói vay phù hợp ngay ban đầu nha!

Viết Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình Luận (0)

Cơ Hội Nào Cho Xe Điện Tại Thị Trường Việt Nam? - Xe Điện Việt Nam

[…] Vinfast nổi tiếng với chính sách trả góp uy tín nên bạn không cần phải lo vấn đề “mua xe điện trả góp chậm có bị phạt không?”. […]