Cấu Tạo Xe Đạp Điện Và Chức Năng Các Bộ Phận Bên Trong
Cấu Tạo Xe Đạp Điện Và Chức Năng Các Bộ Phận Bên Trong
30 Tháng Bảy, 2022
0 Bình Luận

Cấu Tạo Xe Đạp Điện Và Chức Năng Các Bộ Phận Bên Trong

Xe đạp điện lên ngôi khi xu hướng sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường ngày càng được ưa chuộng.

Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động phức tạp, nhiều người không biết sử dụng xe đạp điện đúng cách.

Trong bài viết này, Xe Điện Việt Nam sẽ giới thiệu cho các bạn biết về cấu tạo và các tính năng của các thành phần bên trong xe đạp điện.

1. Xe đạp điện có cấu tạo thế nào?

Xe đạp điện ra đời nhờ vào cảm hứng từ xe đạp truyền thống thời xưa và được cải tiến tính năng vận hành bằng điện.

Hình dáng của xe đạp điện thấp hơn xe đạp thông thường và có trang bị thêm vài bộ phận riêng biệt như bình điện, đồng hồ hiển thị dung lượng pin, chỗ cắm sạc điện,….

Xe đạp điện này khá giống xe máy điện Dibao cũng trang bị bàn đạp trợ lực cho xe điện để người lái xe đạp phụ động cơ xe điện những khi lên dốc cao.

Thiết kế phần yên xe cũng chia thành hai phần gồm yên trước cho người lái và yên sau cho người ngồi ghế sau.

Các bạn không cần làm giấy tờ đăng ký xe điện nên giảm bớt thủ tục rườm rà, bạn sẽ nhanh chóng có được xe mà mình mơ ước.

2. Hệ thống động cơ xe đạp điện

Động cơ xe đạp điện được đặt ở trọng tâm xe, giữa yên trước và yên sau đảm bảo duy trì hoạt động cân bằng cho xe.

Xe đạp điền còn có hệ thống chổi than nằm ở bánh xe giúp xe hoạt động bền bỉ và rất hiếm khi phải thay thế bộ phận này.

Bộ phận quan trọng nhất cung cấp điện cho mọi hoạt động của xe là pin hoặc ắc quy xe điện.

Một số loại xe điện đời mới được trang bị động cơ là pin hơn là ắc quy.

Ngoài ra, xe còn có bàn đạp trợ lực để người lái xe hỗ trợ đạp phụ động cơ khi lên dốc giúp duy trì tối đa tuổi thọ của pin và ắc quy.

3. Hệ thống điều khiển của xe đạp điện

Tay ga xe đạp điện được thiết kế ở tay lái bên phải giống như tay ga của xe máy xăng thông thường.

Xe đạp điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm biến từ kết hợp với nam châm giúp quét qua cảm biến. Khi người dùng vặn tay ga sẽ khiến xe di chuyển về phía trước.

Ngoài ra, xe còn có các bo mạch điều khiến giúp chuyển đổi các điều khiển của người lái xe thành tín hiệu điện đưa đến động cơ xe.

Các bo mạch tích hợp nhiều tính năng khác để xe hiển thị các thông số, mức pin còn lại giúp người lái xe an tâm hơn khi tham gia giao thông.

4. Ắc quy và pin của xe đạp điện

Bộ phận cốt lõi giúp duy trì mọi hoạt động của xe đạp điện là ắc quy hay pin Lithium ion.

Loại pin Lithium là pin được sử dụng rỗng rãi cho các dòng xe điện ngày nay vì công năng của nó vượt trội hơn nhiều loại pin và ắc quy khác.

Pin Lithium ion sẽ giúp xe đạp điện của bạn đi được quãng đường tối đa hơn 90 km trong khi xe điện trang bị ắc quy chỉ có thể đi được hơn 70 km cho một lần sạc đầy.

Xe sử dụng ắc quy được trang bị 5 bình 20 Ah hoặc loại bình 12 Ah nhưng tuổi thọ duy trì được khoảng 2 năm trong khi pin Lithium có tuổi thọ lên đến 6 năm.

5. Nguyên lý hoạt động của xe đạp điện

Xe đạp điện có nguyên lý hoạt động khá đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.

Động cơ điện đặt ở trục bánh xe hoặc thân xe đạp điện và phối hợp hoạt động bằng dây cua roa tạo nên chuyển động của xe.

Người lái xe vặn tay ga khiến tín hiệu nguồn điện được truyền đến động cơ điện dễ dàng.

Sau đó, người lái có thể điều khiển tốc độ xe theo ý muốn nhờ vào tay vặn gà phối hợp nhịp nhàng với động cơ điện và các bộ phận khác của xe.

Bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và phân tích chức năng của xe đạp điện để vận hành xe cưng của mình tốt hơn đấy!

Hãy lưu lại bài viết này và chia sẻ ngay cho bạn bè, người thân cùng biết kiến thức bổ ích này nhé!

Chúc các bạn thành công!!!

Viết Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình Luận (0)

Mua Xe Trả Góp Trả Chậm Có Bị Phạt Không? - Xe Điện Việt Nam

[…] khai thác công cụng, hưởng hoa lợi từ tài sản thế chấp như ô tô, xe máy, xe đạp điện, nhà đất,… theo thỏa thuận, đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế […]